Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm
Điều trị thoát vị đĩa đệm gồm hai phương pháp: điều trị bảo tồn và điều trị ngoại khoa.
Thoát vị đĩa đệm là bệnh thường gặp, xảy ra với khoảng 30% dân số, tập trung nhiều nhất trong nhóm người thuộc độ tuổi lao động từ 25-50 tuổi. Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý thoát vị đĩa đệm đa phần thoái hoá, chấn thương, làm việc, thể thao sai tư thế, làm việc nặng quá sức.
Các phương pháp điều trị
Bệnh lý thoát vị chia làm nhiều giai đoạn từ nhẹ đến nặng. Ở giai đoạn bệnh nhẹ, bệnh nhân thậm chí có thể tự phục hồi bằng cách nằm nghỉ thẳng trên mặt ván cứng có chèn gối ôm ở phần khuỷu gối. Ở giai đoạn này, bệnh nhân có thể kết hợp tập vật lý trị liệu và các phương pháp xoa bóp, kéo nắn giúp giảm đau và đẩy đĩa đệm về vị trí cũ. Bệnh nhân cần lựa chọn cơ sở uy tín và theo dõi sát sao tiến độ phục hồi. Thông thường, liệu trình điều trị vật lý trị liệu sẽ bắt đầu đáp ứng sau khoảng 4 - 5 ngày tập và một liệu trình không nên kéo dài quá 20 ngày. Sau 20 ngày tập vật lý trị liệu nếu bệnh nhân không thấy bớt cần gặp bác sỹ để được tư vấn các phương pháp điều trị khác để tránh tốn kém và gây tổn thương cột sống.
Ở giai đoạn bệnh vừa, các phương pháp điều trị trên thất bại, bệnh nhân có thể cân nhắc các kỹ thuật ngoại khoa ít xâm lấn như thấu nhiệt bằng sóng radio, điều trị bằng laser.
Qua giại đoạn nặng nhất, khối thoát vị quá lớn hoặc đĩa đệm bị vỡ khiến các phương pháp ít xâm lấn không còn đáp ứng, bệnh nhân được chỉ định mổ nội soi hoặc mổ hở. Phương pháp cuối cùng này đỏi hỏi bệnh nhân có thể trạng tốt. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn đối mặt với những nguy cơ do biến chứng gây mê, nhiễm trùng, sang chấn thần kinh có thể dẫn đến liệt, thậm chí tử vong.
Phương pháp giảm áp đĩa đệm cột sống bằng laser qua da (PLDD – Percutaneous Laser Disc Decompression)
Nguyên lý của kỹ thuật này là dùng năng lượng laser bốc bay một lượng nhỏ nhân nhầy, làm giảm áp suất nội đĩa để giải phóng sự chèn ép thần kinh.
Sau khi gây tê tại chỗ, phẫu thuật viên dùng một kim chọc tuỷ nhỏ, đường kính dưới 0,1 mm chọc vào nhân nhầy đĩa đệm dưới sự định vị bằng các phương tiện chẩn đoán hình ảnh. Một dây dẫn laser đường kính 400 micromet (0.4 mm) đuợc luồn qua kim vào nhân nhầy. Năng luợng laser làm nhân nhầy bốc hơi thành khí thoát ra ngoài. Chỉ cần một lượng nhân nhầy bay hơi cũng có thể làm áp suất nội đĩa giảm xuống tới 50%, đủ giải phóng chèn ép thần kinh. Cấu trúc cột sống và chức năng đĩa đệm được bảo tồn.
Ưu điểm của kỹ thuật PLDD
-
+ Là một thủ thuật, không cần nằm viện, bệnh nhân có thể hoàn tất quá trình chẩn đoán, chỉ định, điều trị và về nhà trong 1 ngày.
-
+ Hiệu quả cao nếu đúng chỉ định: với hơn 6.000 ca PLDD điều trị bởi ê kíp Quang Minh Clinic từ năm 1999 đến nay, tỉ lệ thành công là 80% đối với thoát vị đĩa đệm lưng và 95% đối với đĩa đệm cổ.
-
+ Ít xâm lấn, bảo tổn cấu trúc và chức năng đĩa đệm
-
+ Độ an toàn cao, thời gian phục hồi nhanh
-
+ Có thể thực hiện cho các bệnh nhân có nguy cơ cao đối với mổ hở như người bị bệnh tiểu đường, tim mạch, giảm chức năng gan, thận v.v
Nếu đáp ứng kém vẫn có thể mổ hở hoặc nội soi.
Quang Minh Clinic
Chú ý: Việc đăng lại bài viết không ghi rõ nguồn http://www.quangminhclinic.com/ là vi phạm bản quyền
Mới hơn
- Đau thắt lưng - Chẩn đoán và điều trị (06/05/2014)
- Những nhầm tưởng về chứng đau thần kinh toạ (06/05/2014)
- Bị thoát vị đĩa đệm cần lưu ý những gì? (06/05/2014)
- Đau thần kinh toạ - Những nhầm tưởng về cách điều trị (07/05/2014)
- Khi đau lưng là dấu hiệu nguy hiểm? (06/05/2014)
- 11 Kỹ thuật kiểm soát cơn đau mãn tính (06/05/2014)
- 3 bài tập đơn giản giúp giảm đau cổ và căng thẳng (06/05/2014)
- Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser (06/05/2014)
- 3 Lời khuyên cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm (06/05/2014)
- Tư thế ngủ tốt cho cột sống (06/05/2014)
Cũ hơn
- Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ (06/05/2014)
- Video: Thoát vị đĩa đệm - Phương pháp can thiệp ngoại khoa (06/05/2014)
- Thoát vị đĩa đệm là gì? (06/05/2014)
Ý kiến bạn đọc