Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây chèn ép dây thần kinh hông to (còn gọi là chứng đau thần kinh toạ).
Thoát vị đĩa đệm, còn gọi là trượt đĩa đệm hoặc vỡ đĩa đệm, là tình trạng mà trong đó phần nhân nhầy ở trung tâm của đĩa đệm thoát vào trong ống tuỷ sống. Do quá trình thoái hoá tự nhiên hoặc chấn thương, một vết rách ở lớp vỏ xơ bao quanh nhân nhầy đĩa đệm được hình thành dẫn đến sự thoát ra ngoài của nhân nhầy vào trong ống tuỷ sống. Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở một bên cơ thể gây chèn ép lên một trong những rễ thần kinh. Các rễ thần kinh bị kích thích gây đau, tê, và làm yếu đi một phần cơ và da mà rễ thần kinh đó tác động trực tiếp.
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây chèn ép dây thần kinh hông to (còn gọi là chứng đau thần kinh toạ). Dây thần kinh này chạy dọc từ thắt lưng tới mông, đùi và chân khiến sự chèn ép ở rễ thần kinh nơi thắt lưng lại gây đau và tê râm ran dọc xuống mông, mặt trong hoặc mặt bên đùi xuống bắp chân, thậm chí tới các ngón chân.
Thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất xảy ra ở phần thấp nhất của cột sống, đặc biệt ở đĩa giữa đốt sống thắt lưng thứ 4 và thứ 5 (thoát vị đĩa đệm đĩa L4/L5), và đĩa giữa đốt sống thắt lưng thứ 5 và xương cùng (thoát vị đĩa đệm đĩa L5/S1).
Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Các triệu chứng điển hình thường gặp là:
-
+ Đau chân (đau thần kinh toạ) có thể xuất hiện riêng biệt hoặc đi kèm với đau thắt lưng. Khi đó, bệnh nhân sẽ cảm thấy tình trạng đau nhức ở chân trầm trọng hơn đau thắt lưng.
-
+ Tê bì, yếu và cảm giác kim châm trong chân.
-
+ Đau thắt lưng hoặc đau mông.
-
+ Khó kiểm soát đại, tiểu tiện (rất hiếm gặp), đây là dấu hiệu của hội chứng chùm đuôi ngựa rất nguy hiểm mà bệnh nhân cần tư vấn bác sĩ ngay.
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm L4-5 và L5-S1
Đa số các trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống lưng đều xảy ra ở đĩa đệm tầng L4-L5 hoặc đĩa đệm tầng L5-S1. Bên cạnh những triệu chứng đau thần kinh toạ điển hình, kích thích thần kinh ở những tầng này có thể dẫn đến:
-
+ Kích thích thần kinh L5 (do thoát vị đĩa đệm L4-5) gây ra tình trạng yếu, khó gấp, duỗi ngón chân cái và có thể ở cả mắt cá chân. Phần mu bàn chân có thể bị đau và tê. Cơn đau có thể lan xuống mông.
-
+ Kích thích thần kinh S1 (do thoát vị đĩa đệm L5-S1) gây ra tình trạng mất phản xạ gân xương và/ hoặc yếu phản xạ nhón chân, bệnh nhân khó nhón chân. Bên cạnh đó, đau và tê có thể lan xuống lòng bàn chân.
Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Trong đa số trường hợp, nếu cơ thể bệnh nhân có thể tự cải thiện và hồi phục, quá trình này sẽ diễn ra trong vòng 6 tuần đầu.
Trong khi chờ đợi các triệu chứng tự cải thiện, bệnh nhân có thể chọn nhiều phương pháp điểu trị bảo tồn để giảm đau và kích thích quá trình hồi phục. Những phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm lưng không phẫu thuật là:
-
+ Vật lý trị liệu
-
+ Tác động cột sống/ Chiropractic
-
+ Liệu pháp nóng và/hoặc lạnh
-
+ Thuốc kháng viêm không chứa steroid
-
+ Tiêm phong bế
Nếu tình trạng đau và những triệu chứng khác không cải thiện sau 6 tuần và bệnh nhân đau nhiều thì có thể tìm hiểu các phương pháp ngoại khoa ít xâm lấn như can thiệp bằng laser. Trong một số trường hợp bệnh nhân không phù hợp với phương pháp ít xâm lấn, ví dụ như khối thoát vị quá lớn hay đĩa đệm bị mất nước nặng v.v, bệnh nhân bắt buộc phải được chỉ định can thiệp bằng phẫu thuật (mổ nội soi, mổ hở). Đây là biện pháp cuối cùng và hiệu quả điều trị tương đối triệt để, tuy nhiên, phẫu thuật đi kèm với nhiều nguy cơ về sức khoẻ và không phải bệnh nhân nào cũng có thể trạng đáp ứng được với một cas phẫu thuật (ví dụ bệnh nhân bị tiểu đường, tim mạch, giảm chức năng gan, thận..).
Xem thêm: Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng có tái phát không?
Theo thống kế, có khoảng 10% bệnh nhân thoát vị đĩa đệm sẽ bị tái phát trên cùng một vị trí, mặc dù đã được điều trị và hồi phục. Tái phát thường xảy ra trong 3 tháng đầu sau điều trị nhưng cũng có thể xảy ra rất lâu sau đó. Thông thường, bệnh nhân bị tái phát có thể thực hiện can thiệp lại.
Nếu thoát vị đĩa đệm bị tái phát rất nhiều lần, bệnh nhân có thể thực hiện phẫu thuật nẹp cố định cột sống, nghĩa là dùng dụng cụ nẹp cứng các đốt sống với nhau để tránh tất cả cử động ở phần cột sống này và loại bỏ hoàn toàn đĩa đệm. Tuy nhiên, phương pháp này hạn chế cử động của bệnh nhân.
Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm có thể chữa khỏi không?
Điều trị thoát vị điã đệm cột sống lưng bằng laser – Kỹ thuật giảm áp đĩa đệm cột sống bằng laser qua da
Can thiệp laser là giải pháp tối ưu cho các trường hợp không đáp ứng với các phương pháp điều trị bảo tồn. Trong nhiều trường hợp, kỹ thuật PLDD có thể thay thế mổ hở, giúp các bệnh nhân ở giai đoạn bệnh chưa cần phẫu thuật tránh được các nguy cơ của mổ hở với độ an toàn gần như tương đương với các phương pháp bảo tồn, hiệu quả cao từ 80-90%, thủ thuật nhẹ nhàng không cần lưu viện ở mức chi phí hợp lý.
Xem thêm: Hiệu quả kỹ thuật điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Laser
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Laser: An toàn, hiệu quả cao, bảo tồn cấu trúc cột sống
Quang Minh Clinic
Chú ý: Việc đăng lại bài viết không ghi rõ nguồn http://www.quangminhclinic.com/ là vi phạm bản quyền
Mới hơn
- Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm (12/06/2014)
- Không còn đau lưng với 5 tư thế yoga hàng ngày (30/06/2014)
- Chế độ ăn và dinh dưỡng cho bệnh nhân đau lưng (07/07/2014)
- Các phương pháp điều trị đau thần kinh tọa (12/06/2014)
- Đau thần kinh tọa là gì? (11/06/2014)
- Chữa thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt? (05/06/2014)
- Chữa thoái hoá cột sống bằng vật lý trị liệu (05/06/2014)
- Chữa thoát vị đĩa đệm bằng vật lý trị liệu (04/06/2014)
Cũ hơn
- Đau thần kinh tọa có chữa khỏi không? (04/06/2014)
- Chữa thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật (04/06/2014)
- Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? (02/06/2014)
- Thoát vị đĩa đệm có thể chữa khỏi không? (02/06/2014)
- Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng (23/05/2014)
- Triệu chứng thoát vị đĩa đệm (21/05/2014)
- Kinh nghiệm hồi phục sau điều trị thoát vị đĩa đệm: Tập xà đơn (16/05/2014)
- Những điều cần biết khi chọn nệm cho người bị đau lưng dưới (15/05/2014)
- Hiệu quả kỹ thuật Giảm áp đĩa đệm cột sống bằng Laser qua da (09/05/2014)
- Hút thuốc lá - Nguy cơ thoái hóa đĩa đệm cột sống (07/05/2014)
Ý kiến bạn đọc
Dau dot song lung da 6nam . Nay lai nen co . Te bi chan tay va teo co . E muon tri benh triet de
Reply →