logo
Tiếng Việt | English | Khmer


Hướng dẫn đường đi | Thông tin cho bệnh nhân khám lần đầu | Hỏi & đáp
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
    • Lời chào
    • Đội ngũ
    • Giới thiệu phòng khám
    • Tin tức và truyền thông (Blog)
  • THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM
    • Thoát vị đĩa đệm (PLDD)
    • Quy trình điều trị
    • Chi phí
    • Phản hồi của bệnh nhân cũ
    • Bài viết chuyên môn
  • LIÊN HỆ
  • Trang nhất
  •  
  • blog

Thoát vị đĩa đệm

  • Thoát vị đĩa đệm (PLDD)
  • Quy trình điều trị
  • Chi phí
  • Phản hồi của bệnh nhân cũ
  • Bài viết chuyên môn

Điện thoại tư vấn

Mọi thông tin, xin liên hệ:
08-3743-2672 
(Bộ phận chăm sóc khách hàng)

0988-669-098
(BS. Võ Hồng Hạnh)

0907-719-368
(TS. Hà Viết Hiền)

Vui lòng LH trong giờ làm việc
  • Tin tức - Truyền thông
    • Tin tức
    • Truyền Thông

Xem nhiều nhất

    • Thứ ba - 06/05/2014 03:54
    • Đã xem: 14540

    Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

    Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường gây đau, tê dọc cánh tay tới các ngón tay.

    Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

    Hình 1: Thoát vị đĩa đệm cổ chèn ép lên dây thần kinh


    Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường xảy ra ở những người từ 30 – 50 tuổi. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cổ có thể do chấn thương hoặc thoái hoá.

    Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có tần suất khoảng 1:4 so với thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Đa số trường hợp thoát vị thường đi kèm với thoái hoá cột sống.

    Khối thoát vị chèn ép dây thần kinh cột sống cổ gây ra triệu chứng đau, tê và cảm giác kim châm dọc cánh tay tới các đầu ngón tay. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ còn có thể gây hiện tượng yếu cơ. Ở cột sống cổ, khoảng cách giữa 2 đốt sống không lớn nên đĩa đệm cột sống cổ có thể tích không lớn. Bên cạnh đó, không gian cho các dây thần kinh cũng nhỏ hẹp khiến một khối thoát vị đĩa đệm dù nhỏ đã có thể chèn ép lên dây thần kinh gây đau đáng kể.

    Ở cổ, hai vị trí thường bị thoát vị nhất là đĩa đệm C5-C6 (đĩa đệm nằm giữa đốt sống C5-C6) và C6-C7, sau đó là đĩa C4-C5. Đĩa đệm C7-T11 hiếm khi xảy ra thoát vị.

    Xem thêm: 
     Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

    Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

    So với thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có bệnh cảnh lâm sàng đa dạng, phong phú hơn, bởi vì ngoài các hội chứng chèn ép rễ thần kinh còn có hội chứng chèn ép tuỷ và hội chứng rối loạn thần kinh thực vật. Nhiều triệu chứng khởi phát âm thầm và tiến triển từ từ trong thời gian dài, khiến bệnh nhân chủ quan không điều trị kịp thời, đến khi ý thức được điều đó thì đã muộn.

    Hội chứng chèn ép rễ có biểu hiện lâm sàng là các triệu chứng đau, tê, yếu cơ ở cổ, gáy, vai và cánh tay, bàn tay.

    Hội chứng chèn ép tủy thường có các biểu hiện rối loạn vận động, rối loạn cảm giác trong lúc cột sống cổ chỉ đau nhẹ hoặc không đau. Rối loạn vận động là triệu chứng nổi bật, lúc đầu thấy mất khéo léo bàn tay, thay đổi dáng đi, dần dần xuất hiện các biểu hiện liệt ngoại vi hai tay và liệt trung ương hai chân, rối loạn về phản xạ và cơ vòng khiến tiêu tiểu mất chủ động. Rối loạn cảm giác thường biểu hiện tê bì các ngón tay. Thường giảm cảm giác đau và nhiệt.

    Hội chứng rối loạn thần kinh thực vật có các biểu hiện lâm sàng là chóng mặt ù tai, mất thăng bằng; mắt mờ từng cơn, đôi khi đau ở phần sau hốc mắt; đỏ mặt đột ngột, cơn hạ huyết áp, vã mồ hôi, tăng nhu động ruột, cơn đau ngực, khó nuốt do chèn ép thực quản.

    Ở các bệnh nhân hẹp ống sống cổ bẩm sinh, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ mức độ nhẹ cũng có thể gây các triệu chứng lâm sàng nặng hơn. Một đặc điểm khác là thoát vị thường xẩy ra cùng lúc ở nhiều đĩa đệm. 

    Một số triệu chứng cụ thể trên từng đĩa đệm bị thoát vị:

    • ​+ Đĩa C4-C5: có thể gây yếu và đau phần cơ vai. Thoát vị đĩa C4-C5 thường không gây tê và cảm giác kim châm

    • + Đĩa C5-C6: có thể gây yếu ở phần bắp tay, cơ duỗi cổ tay quay dài (phần trên ống tay). Triệu chứng tê và cảm giác kiến bò đi kèm đau có thể lan toả xuống ngón tay cái. Đĩa C5-C6 là vị trí dễ bị thoát vị nhất trong các đĩa đệm cột sống cổ.

    • + Đĩa C6-C7: có thể gây yếu cơ tam đầu (phần cơ nằm ở phần sau cánh tay trên, ngay dưới nách). Cảm giác tê và kiến bò đi kèm đau có thể lan tư cơ tam đầu xuống ngón tay giữa. Đây cũng là một trong những đĩa đệm cổ thường bị thoát vị nhất.

    • + Đĩa C7-T1: gây yếu phản xạ cầm, nắm. Cảm giác tê, đau, kiến bò lan từ cánh tay xuống ngón út.

    Cần lưu ý rằng những triệu chứng trên là những dấu hiệu điển hình cho thoát vị ở từng đĩa đệm cột sống cổ nhưng không phải là tuyệt đối. Một số người có thẻ trải nghiệm những triệu chứng khác.

    Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm nguy hiểm như thế nào?
                   Thoát vị đĩa đệm có thể chữa khỏi được không?

     

    Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

    Trong các nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, quá trình thoái hoá và thói quen làm việc, sinh hoạt chiếm vị trí cao nhất. Những người làm việc văn phòng thường hay ngồi sử dụng máy tính nhiều tiếng đồng hồ liên tục với tư thế bất lợi cho cột sống cổ. Lối sống ít thể dục làm cho quá trình thoái hoá diễn ra nhanh hơn.

    Phòng ngừa thoát vị

    Để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, nên tập thể dục đều đặn. Không nên làm việc quá lâu tại bàn giấy, đặc biệt là với máy vi tính, cứ mỗi 30-40 phút nên dừng lại để thực hiện các động tác vận động cột sống cổ, vai và tay. Các động tác tự xoa bóp vùng cổ gáy có tác dụng tốt chống thoái hoá. Giữ ấm vùng cổ vai khi trời lạnh, khi đi xe máy, khi ngủ. Tránh các động tác làm căng cơ cổ như xách vật nặng một bên tay, đeo túi xách. 

    Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống cổ như thế nào?

    Trước tiên, bác sỹ khám lâm sàng để xác định tính chất và vị trí đau cùng với kiểm tra các triệu chứng yếu cơ, mất cảm giác (nếu có).Những chẩn đoán lâm sàng sẽ được xác nhận bằng các biện pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, chụp CT scan hay cộng hưởng từ (MRI).
    Phim X-quang có thể cho thấy các gai xương hay sự thu hẹp không gian đĩa đệm khi cột sống thoái hoá nhưng không cho thấy hình ảnh đĩa đệm bị thoát vị và các dây thần kinh cột sống.

    Khối thoát vị chèn ép dây thần kinh trên phim MRI

    Hình 2: Khối thoát vị chèn ép dây thần kinh trên phim MRI

    Phim CT và MRI cho phép thấy được các thành phần cấu trúc cột sống (đốt sống, đĩa đệm, tuỷ sống và các dây thần kinh) do đó có thể chỉ ra đĩa đệm bị thoát vị.
    Ngoài ra, có thể 
    khám dẫn truyền thần kinh để dò xét các dấu hiệu tổn thương dây thần kinh do thoát vị đĩa đệm.

    Điều trị

    Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ cũng tương tự điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, bao gồm các phương pháp bảo tồn và can thiệp ngoại khoa. Các phương pháp bảo tồn thông thường là dùng thuốc, xoa bóp, châm cứu, vật lý trị liệu.

    Can thiệp ngoại khoa được cân nhắc nếu sau 2 tháng điều trị bảo tồn không có kết quả.


    Đa số phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường khoét bỏ đĩa đệm. Phẫu thuật cùng lúc hai đĩa đệm trở lên làm mất vững cột sống nên thường phải cố định cột sống bằng nẹp vít.

    Kỹ thuật PLDD có hiệu quả cao đối với thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

    Kỹ thuật giảm áp đĩa đệm cột sống bằng laser qua da (PLDD) có ưu điểm là bảo tồn đĩa đệm và có thể thực hiện trên nhiều đĩa đệm cùng lúc mà không gây mất vững cột sống. Với chỉ định chính xác, hiệu quả của kỹ thuật PLDD đối với thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là trên 95%.

    Xem thêm: 
    Hiệu quả kỹ thuật điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Laser
                        Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Laser: bảo tồn cấu trúc cột sống, an toàn, không phẫu thuật 

     

    Quang Minh Clinic

     

    Chú ý: Việc đăng lại bài viết không ghi rõ nguồn http://www.quangminhclinic.com/ là vi phạm bản quyền

    • Từ khóa:
    • biểu hiện
    • thoát vị đĩa đệm
    • cột sống cổ
    • chẩn đoán
+ Xem phản hồi    - Gửi phản hồi

Ý kiến bạn đọc




Mã chống spamThay mới

Mới hơn

  • Khi đau lưng là dấu hiệu nguy hiểm? (06/05/2014)
  • Đau thắt lưng - Chẩn đoán và điều trị (06/05/2014)
  • Những nhầm tưởng về chứng đau thần kinh toạ (06/05/2014)
  • Bị thoát vị đĩa đệm cần lưu ý những gì? (06/05/2014)
  • 11 Kỹ thuật kiểm soát cơn đau mãn tính (06/05/2014)
  • 3 Lời khuyên cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm (06/05/2014)
  • Tư thế ngủ tốt cho cột sống (06/05/2014)
  • 3 bài tập đơn giản giúp giảm đau cổ và căng thẳng (06/05/2014)
  • Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser (06/05/2014)
  • Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm (06/05/2014)

Cũ hơn

  • Video: Thoát vị đĩa đệm - Phương pháp can thiệp ngoại khoa (06/05/2014)
  • Thoát vị đĩa đệm là gì? (06/05/2014)
 
  • Hướng dẫn đường đi

    Xem hướng dẫn đường đi

  • Bệnh nhân khám lần đầu

    Thông tin cho bệnh nhân khám lần đầu

  • Liên kết ngoài

    Sở y tế TP.HCM

Liên hệ với chúng tôi

BỆNH VIỆN QUẬN 2
ĐƠN VỊ ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM BĂNG LASER

130 Lê Văn Thịnh, P. Bình Trưng Tây, Q.2, TP.HCM
Tel: (08) 3743 2672
Hotline: 0988 669 098
[email protected]

 

 

Video Youtube

 


Click vào đây để xem thêm video về chúng tôi
© Copyright - QUANG MINH CLINIC
Thiết kế website Ngôi Sao Số
Top