Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Laser - Cơ chế đảm bảo hiệu quả lâu dài
Một câu hỏi mà bệnh nhân thường đặt ra là “kết quả PLDD (điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Laser) duy trì được bao lâu?” Đây là một câu hỏi chính đáng. Câu trả lời là “trong đại đa số trường hợp, kết quả ổn định lâu dài”.
Tuy nhiên, để hiểu đúng khái niệm “Ổn định lâu dài”, phải hiểu rõ cơ chế đảm bảo cho sự ổn định đó, để giữa thầy thuốc và bệnh nhân có sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình điều trị.
PLDD là kỹ thuật điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser. Nguyên lý của kỹ thuật PLDD là dùng năng lượng laser đốt một lượng nhỏ nhân nhầy, làm giảm áp suất bên trong đĩa đệm (áp suất nội đĩa) để giải phóng sự chèn ép thần kinh.
Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm có thể chữa khỏi không?
Quá trình giảm áp suất nội đĩa do can thiệp PLDD có hai giai đoạn, ứng với hai cơ chế khác nhau. Giai đoạn một bắt đầu ngay khi can thiệp, giai đoạn hai sau đó khoảng 2 tháng hoặc muộn hơn.
-
+ Ở giai đoạn một, sự giảm áp xảy ra một cách trực tiếp do giảm thể tích nhân nhầy. Giai đoạn này thường kéo dài khoảng hai tháng, cho đến khi lỗ hổng tạo ra do quá trình bốc bay bằng laser được lấp đầy bởi vật chất mới tổng hợp, thường là collagen.
-
+ Ở giai đoạn hai, sự giảm áp suất là do thành phần hóa học nhân nhầy gây nên. Bình thường, proteoglycan chiếm tỷ lệ lớn trong nhân này (65%) so với collagen (20%). Các proteoglycan với đặc tính háo nước, sẽ tạo nên áp suất thẩm thấu lớn cho nhân nhầy. Sau khi can thiệp PLDD, ở lỗ hổng tạo ra do quá trình bốc bay bằng laser, collagen được tổng hợp để thay thế cho mô bị phá hủy. Do collagen kị nước nên làm áp suất thẩm thấu giảm, tức là áp suất nội đĩa được duy trì ở trị số thấp. Cơ chế này đảm bảo sự ổn định lâu dài cho áp suất nội đĩa.
Ở bệnh nhân mà hai quá trình này diễn ra hoàn hảo, bệnh nhân thấy giảm hoặc hết các triệu chứng thoát vị ngay từ sau khi can thiệp PLDD. Trong tổng số bệnh nhân được chúng tôi can thiệp, những dạng này chiếm khoảng 50%. Số bệnh nhân không có biểu hiện rõ giai đoạn một, nhưng giai đoạn hai tiến triển tốt chiếm khoảng 30% đối với đĩa đệm thắt lưng và trên 40% đối với đĩa đệm cột sống cổ. Số bệnh nhân có giai đoạn một tốt nhưng giai đoạn hai không tốt chiểm tỷ lệ nhỏ, khoảng 5%. Tóm lại, sau điều trị hai tháng hoặc muộn hơn, bệnh nhân có tiến triển tốt chiếm từ 80 – hơn 90%.
Ở những bệnh nhân không thấy rõ ngay hiệu ứng giảm áp giai đoạn một, nguyên nhân có thể là:
-
+ Áp suất nội đĩa giảm ngay, nhưng sự chén ép thần kinh chưa được giải phóng tức thời do khối thoát vị lâu ngày bị vôi hóa, tạo nên một lớp vỏ cứng chưa co lại ngay được. Đây là một tình trạng phổ biến của những trường hợp thoát vị kèm với viêm lâu ngày.
-
+ Đĩa đệm bị thoái hóa mất nước nhiều sẽ hạn chế hiệu ứng giảm áp suất tức thời.
-
+ Giữa thoát vị và thoái hóa đĩa đệm có sự tương quan mật thiết với nhau. Bao xơ đĩa đệm bị thoái hóa sẽ trở nên yếu và dễ bị thoát vị. Ngược lại, đĩa đệm thoát vị lâu ngày chắc chắn sẽ bị thoái hóa.
-
+ Quá trình phù nề và viêm rễ thần kinh kéo dài làm cho bệnh nhân không thấy sự cải thiện lâm sàng.
Ở những bệnh nhân có giai đoạn một thể hiện không rõ nhưng giai đoạn hai lại tốt khi thực hiện thủ thuật PLDD, năng lượng laser làm bốc bay một vùng nhân nhầy gọi là vùng bốc bay. Xung quanh vùng bốc bay, do ảnh hưởng của năng lượng laser mà vùng nhân nhầy này tuy không bốc bay nhưng bị biến tính không còn giữ thành phần hoá học ban đầu của nhân nhầy (proteoglycan chiếm 65%, collagen chiếm 20%) gọi là vùng quang đông. Sau điều trị khoảng 6 - 8 tuần, quá trình tái tổng hợp mô xơ tại vùng quang đông diễn ra. Trường hợp có những bệnh nhân có giai đoạn 1 chưa thấy rõ kết quả nhưng giai đoạn 2 lại tốt có thể được giải thích là vùng bốc bay trong khi thực hiện thủ thuật không lớn nhưng vùng quang đông rộng; khiến việc tái tổng hợp mô xơ diễn ra chủ yếu ở vùng quang đông, giúp phương pháp PLDD dẫn đến kết quả tốt, tuy có muộn hơn.
Ở những bệnh nhân có giai đoạn một tiến triển tốt nhưng giai đoạn hai không tốt, tức là bệnh nhân thấy các triệu chứng lâm sàng cải thiện tốt trong vài tháng đầu, nhưng sau đó lại xấu trở lại, nguyên có thể là quá trình tổng hợp mô xơ ở nhân nhầy diễn ra không mạnh. Khảo sát MRI cho thấy hàm lượng nước nhân nhầy tăng lên, điều này có thể là do thay vì tổng hợp collagen để thay thế những phần nhân nhầy bị bốc bay hoặc quang đông thì đĩa đệm lại tổng hợp proteoglican. Sự tăng hàm lượng nước này cũng có thể nhận thấy ở những bệnh nhân được can thiệp PLDD bổ sung lần thứ hai trên đĩa đệm đáp ứng kém. Khoảng 70 -80% bệnh nhân được can thiệp lần thứ hai lại có đáp ứng tốt, tức là giai đoạn hai tiến triển tốt.
Xem thêm: Hiệu quả điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Laser
Quang Minh Clinic
Nguồn: PLDD – Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser, Nhà xuất bản Y học 2012 do TS. Hà Viết Hiền chủ biên
Chú ý: Việc đăng lại bài viết không ghi rõ nguồn http://www.quangminhclinic.com/ là vi phạm bản quyền
Mới hơn
- Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng (23/05/2014)
- Thoát vị đĩa đệm có thể chữa khỏi không? (01/06/2014)
- Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? (01/06/2014)
- Chữa thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật (03/06/2014)
- Triệu chứng thoát vị đĩa đệm (21/05/2014)
- Kinh nghiệm hồi phục sau điều trị thoát vị đĩa đệm: Tập xà đơn (16/05/2014)
- Hút thuốc lá - Nguy cơ thoái hóa đĩa đệm cột sống (07/05/2014)
- Hiệu quả kỹ thuật Giảm áp đĩa đệm cột sống bằng Laser qua da (08/05/2014)
- Những điều cần biết khi chọn nệm cho người bị đau lưng dưới (15/05/2014)
- Lời khuyên tới bệnh nhân cân nhắc can thiệp PLDD (07/05/2014)
Cũ hơn
- Đau thần kinh toạ - Những nhầm tưởng về cách điều trị (07/05/2014)
- Bị thoát vị đĩa đệm cần lưu ý những gì? (06/05/2014)
- Những nhầm tưởng về chứng đau thần kinh toạ (06/05/2014)
- Đau thắt lưng - Chẩn đoán và điều trị (06/05/2014)
- Khi đau lưng là dấu hiệu nguy hiểm? (06/05/2014)
- 11 Kỹ thuật kiểm soát cơn đau mãn tính (06/05/2014)
- 3 Lời khuyên cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm (06/05/2014)
- Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser (06/05/2014)
- 3 bài tập đơn giản giúp giảm đau cổ và căng thẳng (06/05/2014)
- Tư thế ngủ tốt cho cột sống (06/05/2014)
Ý kiến bạn đọc