logo
Tiếng Việt | English | Khmer


Hướng dẫn đường đi | Thông tin cho bệnh nhân khám lần đầu | Hỏi & đáp
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
    • Lời chào
    • Đội ngũ
    • Giới thiệu phòng khám
    • Tin tức và truyền thông (Blog)
  • THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM
    • Thoát vị đĩa đệm (PLDD)
    • Quy trình điều trị
    • Chi phí
    • Phản hồi của bệnh nhân cũ
    • Bài viết chuyên môn
  • LIÊN HỆ
  • Trang nhất
  •  
  • blog

Thoát vị đĩa đệm

  • Thoát vị đĩa đệm (PLDD)
  • Quy trình điều trị
  • Chi phí
  • Phản hồi của bệnh nhân cũ
  • Bài viết chuyên môn

Điện thoại tư vấn

Mọi thông tin, xin liên hệ:
08-3743-2672 
(Bộ phận chăm sóc khách hàng)

0988-669-098
(BS. Võ Hồng Hạnh)

0907-719-368
(TS. Hà Viết Hiền)

Vui lòng LH trong giờ làm việc
  • Tin tức - Truyền thông
    • Tin tức
    • Truyền Thông

Xem nhiều nhất

    • Thứ tư - 11/06/2014 03:06
    • Đã xem: 5516

    Đau thần kinh tọa là gì?

    Tỷ lệ đau thần kinh tọa tăng ở độ tuổi trung niên, hiếm xảy ra với người mới 20 tuổi và có khả năng bị đau nhiều nhất ở tuổi 50 sau đó giảm dần.

    Đau thần kinh tọa

    Cụm từ “đau thần kinh tọa” được dùng để mô tả các triệu chứng đau, cảm giác ngứa ran, tê và yếu chạy dọc theo đường đi của dây thần kinh hông to (dây thần kinh toạ) bắt đầu từ phần lưng dưới, di chuyển đến vùng mông và dọc theo bắp, ống chân.

    Tỷ lệ bệnh này tăng ở độ tuổi trung niên, hiếm xảy ra với người mới 20 tuổi và có khả năng bị đau nhiều nhất ở tuổi 50 sau đó giảm dần.

    Đau thần kinh toạ là gì
    Hình: Đường đi của dây thần kinh hông to (gây chứng đau thần kinh toạ)

    Triệu chứng đau thần kinh tọa

    Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là cơn đau bắt đầu từ vùng thắt lưng, sau đó lan xuống vùng mông và mặt sau của chân. Bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu ở dọc dây thần kinh từ vùng thắt lưng đến mông và mặt sau của đùi và bắp chân.

    Cơn đau cũng rất khác nhau, có thể đau nhẹ, đến cảm giác nóng rát hoặc cảm thấy khó chịu tột độ. Một số người có thể cảm thấy tê, ngứa ran, hoặc yếu cơ ở chân hay bàn chân. Cơn đau có thể nặng hơn khi bệnh nhân ho, hoặc hắt hơi, hoặc ngồi lâu. Thông thường, chỉ một bên của cơ thể bị ảnh hưởng.

    Đau lưng dưới thường xuất hiện cùng với triệu chứng đau chân, nhưng thông thường đau chân sẽ nặng hơn so với đau lưng.

    Những dấu hiệu đi kèm thông thường bao gồm:

    • + Đau thắt lưng

    • + Bị đau liên tục chỉ một bên mông hoặc chân

    • + Đau từ vùng thắt lưng hay sau mông lan xuống dọc dây thần kinh hông to, xuống phía sau đùi, cẳng chân và bàn chân

    • + Cảm thấy đau nặng hơn khi đứng hoặc ngồi, đỡ hơn khi nằm hoặc đi lại

    • + Cảm thấy đau buốt, có cảm giác như bị đốt

    • + Cảm giác bị kim châm, tê hoặc yếu hoặc có cảm giác bị kiến bò ở chân

    • + Cảm thấy tê hoặc yếu khi di chuyển chân

    • + Cơn đau nặng gây khó khăn cho đi lại hoặc đứng lên

    • + Tùy vào vùng thần kinh tọa bị ảnh hưởng mà có hoặc không có cảm giác đau ở bàn chân hoặc các ngón chân

    Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa

    Trái với suy nghĩ của nhiều người, đau thần kinh tọa là một loạt những triệu chứng từ nguyên nhân khác chứ không phải là nguyên nhân gây đau. Do đó, để trị dứt điểm các cơn đau, cần chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau thần kinh tọa.

    Có 6 vấn đề cột sống thường gặp gây đau thần kinh tọa, đó là:

    • + Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: khối nhân nhầy bên trong đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi lớp bao xơ chèn lên rễ thần kinh. Đau thần kinh tọa là triệu chứng phổ biến nhất của một đĩa đệm thắt lưng bị thoát vị.

      Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, nguyên nhân chủ yếu gây đâu thần kinh toạ

    • + Thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng: thoái hóa đĩa đệm là một quá trình diễn ra tự nhiên do lão hóa. Các đĩa đệm bị thoái hoá và suy yếu khiến cấu trúc liên kết cột sống (các đốt sống liên kết bởi các đĩa đệm) không còn chắc chắn tạo điều kiện cho những dịch chuyển và xê dịch quá mức trong từng vùng cột sống gây kích thích rễ thần kinh và gây đau.

    • + Trượt đốt sống: tình trạng các đốt sống trượt lên nhau làm cho các dây thần kinh bị chèn ép, gây đau thần kinh tọa.

    • + Hẹp ống sống thắt lưng: tình trạng này thường gây đau do sự thu hẹp của ống tủy sống. Hẹp ống sống thắt lưng có liên quan đến quá trình lão hóa tự nhiên của cột sống, tương đối phổ biến ở người lớn trên 60 tuổi.

    • + Hội chứng cơ hình lê (Piriformis): hay còn được gọi là hội chứng “đau ở mông” do một cơ piriformis (trong mông) đè lên dây thần kinh gây đau.

    • + Rối loạn chức năng khớp Sacroiliac (khớp nối xương cùng và xương chậu): Sự kích ứng khớp Sacroiliac có thể cũng kích ứng thần kinh L5, gây đau.

    Ngoài ra, những yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng, gây đau thần kinh tọa như do mang thai, căng cơ quá mức, u cột sống, nhiễm trùng. Xác định chính xác nguyên nhân gây đau thần kinh tọa mới cho phép có phương pháp điều trị đúng đắn.

    Điều trị đau thần kinh toạ

    Ở mức độ nhẹ, bệnh có thể tự khỏi, tuy nhiên, bệnh nhân cần gọi liên hệ với bác sĩ nếu các biện pháp tự chăm sóc không làm giảm bớt các triệu chứng, khi cơn đau kéo dài hơn một tuần, hoặc trở nên nặng hơn.

    Mỗi đợt bùng phát, cơn đau có thể kéo dài khoảng 6 tuần, bệnh nhân có thể được áp dụng các phương pháp bảo tồn (không phẫu thuật) để giảm đau, ví dụ:

    • + Chườm nóng/lạnh

    • + Uống thuốc giảm đau

    • + Tiêm ngoài màng cứng

    • + Tập vật lý trị liệu

    Xem thêm: Tập vật lý trị liệu tại Quang Minh Clinic: hệ thống máy móc nhập khẩu hiện đại, kỹ thuật viên trình độ cao với chi phí hợp lý

    Tuy nhiên, khi cơn đau trở nên trầm trọng và vận động của bệnh nhân bị hạn chế, bệnh nhân có thể tìm đến các phương pháp ngoại khoa ít xâm lấn như điều trị bằng laser. Trường hợp nặng nhất mới cần đến phẫu thuật.

    Xem thêm: Tổng hợp các phương pháp điều trị đau thần kinh toạ: tự chăm sóc, điều trị bảo tồn đến can thiệp ngoại khoa

    Bệnh nhân cần được can thiệp cấp cứu ngay khi xuất hiện các hiện tượng:

    • + Đau đột ngột, đau nặng ở vùng thắt lưng hoặc chân, bị tê hoặc yếu cơ ở vùng chân.

    • + Đau do bị chấn thương nặng, ví dụ như do tai nạn giao thông.

    • + Bệnh nhân mất kiểm soát đại tiểu tiện.


    Xem thêm: Khi nào đau lưng là dấu hiệu cấp cứu nguy hiểm?

    Quang Minh Clinic

    Chú ý: Việc đăng lại bài viết không ghi rõ nguồn http://www.quangminhclinic.com/ là vi phạm bản quyền

    • Từ khóa:
    • tỷ lệ
    • thần kinh
    • trung niên
    • khả năng
    • sau đó
+ Xem phản hồi    - Gửi phản hồi

Ý kiến bạn đọc




Mã chống spamThay mới

Mới hơn

  • Chế độ ăn và dinh dưỡng cho bệnh nhân đau lưng (07/07/2014)
  • Không còn đau lưng với 5 tư thế yoga hàng ngày (29/06/2014)
  • Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm (12/06/2014)
  • Các phương pháp điều trị đau thần kinh tọa (11/06/2014)

Cũ hơn

  • Chữa thoái hoá cột sống bằng vật lý trị liệu (05/06/2014)
  • Chữa thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt? (05/06/2014)
  • Chữa thoát vị đĩa đệm bằng vật lý trị liệu (03/06/2014)
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng (03/06/2014)
  • Đau thần kinh tọa có chữa khỏi không? (03/06/2014)
  • Chữa thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật (03/06/2014)
  • Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? (01/06/2014)
  • Thoát vị đĩa đệm có thể chữa khỏi không? (01/06/2014)
  • Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng (23/05/2014)
  • Triệu chứng thoát vị đĩa đệm (21/05/2014)
 
  • Hướng dẫn đường đi

    Xem hướng dẫn đường đi

  • Bệnh nhân khám lần đầu

    Thông tin cho bệnh nhân khám lần đầu

  • Liên kết ngoài

    Sở y tế TP.HCM

Liên hệ với chúng tôi

BỆNH VIỆN QUẬN 2
ĐƠN VỊ ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM BĂNG LASER

130 Lê Văn Thịnh, P. Bình Trưng Tây, Q.2, TP.HCM
Tel: (08) 3743 2672
Hotline: 0988 669 098
[email protected]

 

 

Video Youtube

 


Click vào đây để xem thêm video về chúng tôi
© Copyright - QUANG MINH CLINIC
Thiết kế website Ngôi Sao Số
Top