Đau thần kinh tọa có chữa khỏi không?
Đau thần kinh tọa có chữa khỏi không? Các yếu tố có thể ảnh hưởng gây đau thần kinh tọa là gì?
Đau thần kinh toạ là hội chứng đau lan toả theo đường đi của dây thần kinh toạ, bắt nguồn từ thắt lưng chạy qua háng và mông xuống các chân. Dây thần kinh toạ, hay còn gọi là dây thần kinh hông to, là dây thần kinh lớn nhất trong các dây thần kinh cột sống, Thường đau thần kinh toạ chỉ ảnh hưởng đến một chân, nhưng cũng có trường hợp hai chân.
Nguyên nhân đau thần kinh toạ thường có nguồn gốc từ cột sống: do thoát vị đĩa đệm hoặc gai xương gây chèn ép lên rễ thần kinh. Sự chèn ép gây viêm, đau và thường có tê ở chân bị ảnh hưởng. Các triệu chứng thường tăng lên khi ho, hắt xì hơi, đứng ngồi lâu. Lâu ngày có thể có hiện tượng teo cơ, liệt chân.
Đôi khi đau thần kinh toạ cũng do các khối u, hoặc một số bệnh ví dụ tiểu đường gây nên. Việc chẩn đoán chính xác phải nhờ vào phương tiện chẩn đoán hình ảnh, do bác sỹ chỉ định sau khi khám lâm sàng.
Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: Nguyên nhân chính gây đau thần kinh tọa
Các yếu tố rủi ro
-
+ Tuổi tác. Thoái hoá cột sống do tuổi tác tạo nên thoát vị đĩa đệm và gai xương là nguyên nhân gây đau thần kinh toạ thường gặp nhất.
-
+ Béo phì. Trọng lượng cơ thể dư thừa tăng tải trọng lên cột sống, làm cho nó thoái hoá nhanh hơn. Hơn nữa, người béo phì thường ngại vận động, làm tăng thêm nguy cơ thoái hoá.
-
+ Nghề nghiệp. Một số công việc đòi hỏi vặn người, khiêng vác nặng hay lái xe đường dài có thể có nguy cơ gây đau thần kinh toạ nhiều hơn.
-
+ Ngồi lâu. Những người hay ngồi liên tục một thời gian dài hay có lối sống già nua thường hay bị đau thần kinh toạ hơn những người hoạt bát.
-
+ Tiểu đường. Tiểu đường làm tăng nguy cơ hư hại dây thần kinh. Đây là dạng đau thần kinh toạ khó điều trị nhất.
Xử lý đau thần kinh toạ
Đa số trường hợp đau thần kinh toạ thường tự mất đi sau một thời gian hạn chế bớt vận động và tăng nghỉ ngơi. Nếu các triệu chứng kéo dài trên 1 tuần mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần đi khám ở các cơ sở y tế chuyên khoa. Tuy nhiên, cần đi khám ngay khi bắt đầu có triệu chứng nếu:
-
+ Các cơn đau nặng ở thắt lưng, chân xuất hiện đột ngột kèm theo hiện tượng tê và yếu cơ ở chân.
-
+ Cơn đau xuất hiện sau chấn thương, chẳng hạn tai nạn giao thông.
-
+ Đi tiêu, đi tiểu không chủ động.
Bác sỹ sẽ khám lâm sàng và có thể chỉ định một số chẩn đoán cận lâm sàng. Tuỳ trường hợp cụ thể, bác sỹ sẽ cho thuốc, cho vật lý trị liệu hoặc cân nhắc phẫu thuật.
Xem thêm: Các phương pháp điều trị đau thần kinh tọa
Quang Minh Clinic
Chú ý: Việc đăng lại bài viết không ghi rõ nguồn http://www.quangminhclinic.com/ là vi phạm bản quyền
Mới hơn
- Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm (12/06/2014)
- Không còn đau lưng với 5 tư thế yoga hàng ngày (30/06/2014)
- Chế độ ăn và dinh dưỡng cho bệnh nhân đau lưng (07/07/2014)
- Các phương pháp điều trị đau thần kinh tọa (12/06/2014)
- Đau thần kinh tọa là gì? (11/06/2014)
- Chữa thoát vị đĩa đệm bằng vật lý trị liệu (04/06/2014)
- Chữa thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt? (05/06/2014)
- Chữa thoái hoá cột sống bằng vật lý trị liệu (05/06/2014)
- Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng (04/06/2014)
Cũ hơn
- Chữa thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật (04/06/2014)
- Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? (02/06/2014)
- Thoát vị đĩa đệm có thể chữa khỏi không? (02/06/2014)
- Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng (23/05/2014)
- Triệu chứng thoát vị đĩa đệm (21/05/2014)
- Kinh nghiệm hồi phục sau điều trị thoát vị đĩa đệm: Tập xà đơn (16/05/2014)
- Những điều cần biết khi chọn nệm cho người bị đau lưng dưới (15/05/2014)
- Hiệu quả kỹ thuật Giảm áp đĩa đệm cột sống bằng Laser qua da (09/05/2014)
- Hút thuốc lá - Nguy cơ thoái hóa đĩa đệm cột sống (07/05/2014)
- Lời khuyên tới bệnh nhân cân nhắc can thiệp PLDD (07/05/2014)
Ý kiến bạn đọc