logo
Tiếng Việt | English | Khmer


Hướng dẫn đường đi | Thông tin cho bệnh nhân khám lần đầu | Hỏi & đáp
  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
    • Lời chào
    • Đội ngũ
    • Giới thiệu phòng khám
    • Tin tức và truyền thông (Blog)
  • THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM
    • Thoát vị đĩa đệm (PLDD)
    • Quy trình điều trị
    • Chi phí
    • Phản hồi của bệnh nhân cũ
    • Bài viết chuyên môn
  • LIÊN HỆ
  • Trang nhất
  •  
  • blog

Thoát vị đĩa đệm

  • Thoát vị đĩa đệm (PLDD)
  • Quy trình điều trị
  • Chi phí
  • Phản hồi của bệnh nhân cũ
  • Bài viết chuyên môn

Điện thoại tư vấn

Mọi thông tin, xin liên hệ:
08-3743-2672 
(Bộ phận chăm sóc khách hàng)

0988-669-098
(BS. Võ Hồng Hạnh)

0907-719-368
(TS. Hà Viết Hiền)

Vui lòng LH trong giờ làm việc
  • Tin tức - Truyền thông
    • Tin tức
    • Truyền Thông

Xem nhiều nhất

    • Thứ tư - 07/05/2014 09:06
    • Đã xem: 2468

    11 Kỹ thuật kiểm soát cơn đau mãn tính

    Nếu thường xuyên luyện tập, bạn sẽ cảm nhận được khả năng điều khiển cơn đau ngày một mạnh hơn và kéo dài hơn.

    Kiểm soát cơn đau mãn tính


    Để chuẩn bị cho bất kì kĩ thuật nào, điều quan trọng là cần học cách hít thở sâu và tập trung để thả lỏng cơ thể. Bài tập đặc biệt hữu ích khi bạn đang trong cơn đau, giúp thư giãn các cơ trong cơ thể và đánh lạc hướng sự chú ý của bạn vào cơn đau.
     

    Hãy học cách hít thở sâu như sau:

    • + Ngồi thư giãn trong một không gian tối, hoặc nhắm mắt lại, hoặc tập trung vào một điểm nào đó.

    • + Bắt đầu thở chậm dần. Hít thở sâu bằng lồng ngực. Nếu bị phân tâm, hãy tập trung nghĩ về một từ nào đó, ví dụ như từ “hít”, và nói nhẩm trong đầu từ “hít” khi hít vào và “thở” khi thở ra.

    • + Tiếp tục thực hiện từ 2 – 3 phút.

    Khi cảm thấy nhịp thở đã chậm rãi hơn, bạn có thể bắt đầu bài tập bên dưới.

    1. Tập trung

    Kĩ thuật này giúp bạn đánh thức sức mạnh ý chí của bản thân để thay đổi cảm giác trong cơ thể. Tập trung vào bất kì nơi nào mà bạn không bị đau (tay, chân) và thay đổi cảm giác về phần đó. Ví dụ, hãy tưởng tượng tay của bạn đang nóng dần lên. Điều này sẽ đánh lạc hướng sự tập trung của bạn vào bộ phận bạn đang bị đau.

    2. Phân li

    Đúng như tên gọi, phương pháp này liên quan đến suy nghĩ tách bộ phận bị đau ra khỏi phần còn lại của cơ thể về mặt tinh thần, hoặc chia tách tinh thần khỏe mạnh ra khỏi cơ thể đang bị đau của bạn. Ví dụ, hãy tưởng tượng phần cơ thể bị đau của bạn đang ngồi trên ghế và tinh thần của bạn sẽ nói với nó rằng hãy ở ngay đấy và đừng làm phiền đến tôi.

    3. Tách giác

    Kĩ thuật này phân chia những cảm giác (đau, nóng rát, cảm giác bị kiến bò) ra thành từng phần khác nhau. Ví dụ, nếu cơn đau chân hoặc đau lưng làm bạn cảm thấy bị nóng, hãy tập trung vào cảm giác về nhiệt độ và bỏ qua cảm giác bị đau.

    4. Gây tê tinh thần

    Phương pháp này liên tưởng đến tiêm thuốc gây tê vào vùng bị đau, ví dụ như tưởng tượng đến việc được tiêm thuốc tê vào vùng lưng bị đau của bạn. Tương tự như vậy, bạn có thể tưởng tượng cảm giác của việc đặt một túi nước hoặc đá lạnh lên vùng vị đau.

    5. Giảm đau tinh thần

    Xây dựng trên ý tưởng của phương pháp gây tê tinh thần, phương pháp này liên tưởng đến đưa vào cơ thể loại thuốc giảm đau mạnh mẽ nhất, ví dụ như morphine. Bạn có thể tưởng tượng não của mình sản sinh một lượng lớn endorphins, một chất giảm đau tự nhiên trong cơ thể, và cho chúng chạy đến vùng bị đau để chữa trị cho bạn.
     

    6. Chuyển giao

    Hãy sử dụng suy nghĩ của mình để tạo ra những cảm giác thay thế, ví dụ như nóng, lạnh trên cánh tay không bị đau như thế nào và đưa cảm giác ấy lên vùng đang bị đau.

    7. Tăng/giảm độ tuổi

    Sử dụng suy nghĩ của bạn để đưa mình đến hoặc trở lại thời gian bạn không bị hoặc ít bị đau hơn bây giờ. Sau đó hướng dẫn chính mình hành động như thể việc bạn đang tưởng tượng là sự thật vậy.

    8. Hình ảnh biểu tượng

    Hãy hình dung một biểu tượng nào đó đại diện cho cơn đau của bạn, ví dụ như âm thanh ồn ào, ánh sáng đèn chói chang. Từ từ giảm những thứ khó chịu đó, ví dụ như giảm ánh sáng đèn hoặc giảm âm lượng tiếng ồn, có thể giúp bạn giảm cơn đau của mình.

    9. Hình ảnh tích cực

    Tập trung sự chú ý của bạn vào những nơi làm bạn thoải mái như tưởng tượng bạn đang đi chơi biển, leo núi, v.v, bất kì nơi nào bạn cảm thấy không phải lo lắng, an toàn và hoàn toàn thư giãn.

    10. Đếm


    Đếm nhẩm là một cách tốt để đối phó với con đơn đang hành hạ bạn. Bạn có thể đếm nhịp thở, đếm lỗ trên trần nhà, đếm gạch lát sàn, hoặc đơn giản là gợi lên một số hình ảnh nào đó trong trí tưởng tượng rồi đếm chúng.

    11. Di chuyển cơn đau

    Di chuyển cơn đau mãn tính của bạn sang phần nào đó trên cơ thể mà bạn có thể dễ dàng chịu đựng được. Ví dụ, hãy tưởng tượng bạn di chuyển cơn đau lưng mãn tính của mình từ từ sang tay.

    Một vài kĩ thuật trên đây sẽ được tập luyện tốt nhất với sự giúp đỡ của một chuyên gia và nên thường xuyên thực hiện để đạt được hiệu quả cao. Các bài tập này nên được thực hiện đều đặn khoảng 30 phút mỗi lần, một tuần 3 lần. Nếu thường xuyên luyện tập, bạn sẽ cảm nhận được khả năng điều khiển cơn đau ngày một mạnh hơn và kéo dài hơn.

    Sau khi sử dụng thành thạo những kĩ thuật này, bạn có thể tạo ra cách thư giãn và giảm đau chỉ với vài nhịp hít thở sâu. Các phương pháp này có thể được áp dụng bất kì lúc nào như khi bạn đang làm việc, nói chuyện, v.v.

    Chúc các bạn hoàn thành tốt và cảm nhận được hiệu quả trong kiểm soát cơn đau mãn tính của mình.

    (Hình ảnh minh họa từ Internet)


     

    Quang Minh Clinic

    Chú ý: Việc đăng lại bài viết không ghi rõ nguồn http://www.quangminhclinic.com/ là vi phạm bản quyền

    • Từ khóa:
    • đau mãn tính
    • kiểm soát cơn đau
+ Xem phản hồi    - Gửi phản hồi

Ý kiến bạn đọc




Mã chống spamThay mới

Mới hơn

  • Lời khuyên tới bệnh nhân cân nhắc can thiệp PLDD (07/05/2014)
  • Hút thuốc lá - Nguy cơ thoái hóa đĩa đệm cột sống (07/05/2014)
  • Hiệu quả kỹ thuật Giảm áp đĩa đệm cột sống bằng Laser qua da (09/05/2014)
  • Những điều cần biết khi chọn nệm cho người bị đau lưng dưới (15/05/2014)
  • Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Laser - Cơ chế đảm bảo hiệu quả lâu dài (07/05/2014)
  • Đau thần kinh toạ - Những nhầm tưởng về cách điều trị (07/05/2014)
  • Đau thắt lưng - Chẩn đoán và điều trị (07/05/2014)
  • Những nhầm tưởng về chứng đau thần kinh toạ (07/05/2014)
  • Bị thoát vị đĩa đệm cần lưu ý những gì? (07/05/2014)
  • Khi đau lưng là dấu hiệu nguy hiểm? (07/05/2014)

Cũ hơn

  • 3 Lời khuyên cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm (07/05/2014)
  • Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser (07/05/2014)
  • 3 bài tập đơn giản giúp giảm đau cổ và căng thẳng (06/05/2014)
  • Tư thế ngủ tốt cho cột sống (06/05/2014)
  • Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm (06/05/2014)
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ (06/05/2014)
  • Video: Thoát vị đĩa đệm - Phương pháp can thiệp ngoại khoa (06/05/2014)
  • Thoát vị đĩa đệm là gì? (06/05/2014)
 
  • Hướng dẫn đường đi

    Xem hướng dẫn đường đi

  • Bệnh nhân khám lần đầu

    Thông tin cho bệnh nhân khám lần đầu

  • Liên kết ngoài

    Sở y tế TP.HCM

Liên hệ với chúng tôi

BỆNH VIỆN QUẬN 2
ĐƠN VỊ ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM BĂNG LASER

130 Lê Văn Thịnh, P. Bình Trưng Tây, Q.2, TP.HCM
Tel: (08) 3743 2672
Hotline: 0988 669 098
[email protected]

 

 

Video Youtube

 


Click vào đây để xem thêm video về chúng tôi
© Copyright - QUANG MINH CLINIC
Thiết kế website Ngôi Sao Số
Top